CÔNG TY TNHH PCCC GIA PHÚ

banner_dichvu

Nội dung chi tiết

Thẩm duyệt PCCC – quy trình thẩm duyệt hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy

Quy trình thẩm duyệt PCCC mới nhất 2023 cần biết

Thẩm duyệt PCCC là một trong số những công việc thuộc diện bắt buộc thực hiện đối áp dụng theo Nghị Định 136/2020-ND-CP. Qúa trình thẩm duyệt PCCC phải bắt đầu từ đơn vị tư vấn thiết kế PCCC chuyên nghiệp, có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thiết kế. Sau đó phải được cơ quan Cảnh sát PCCC địa phương kiểm tra, thẩm duyệt, nghiệm thu, hồ sơ dự án và thiết kế, dự án. Áp dụng đối với công trình hay hạng mục công trình khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng. Phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy do đơn vị có đủ năng lực thiết kế. Và phải được thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy trước khi triển khai thi công.

Một số vấn đề trước khi tiến hành thẩm duyệt PCCC

Quy định về PCCC: Hiểu về các quy định và tiêu chuẩn PCCC tại quốc gia hoặc khu vực của bạn. Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy định PCCC và đáp ứng các yêu cầu cụ thể.

Thiết bị PCCC: Tìm hiểu về các thiết bị PCCC cần thiết, như bình chữa cháy, hệ thống sprinkler, đèn thoát hiểm và hệ thống cảnh báo cháy. Cách chọn lựa, lắp đặt và bảo trì chúng.

Kiểm tra PCCC định kỳ: Để đảm bảo an toàn, cần thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ cho các thiết bị PCCC, bao gồm cả việc kiểm tra bình chữa cháy, kiểm tra hệ thống sprinkler, và thay đổi pin cho bộ báo cháy.

Huấn luyện PCCC: Đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên và cư dân về cách sử dụng thiết bị PCCC, kế hoạch sơ tán, và các biện pháp an toàn trong trường hợp cháy nổ.

Phân loại nguy cơ cháy nổ: Xác định và phân loại các nguy cơ cháy nổ trong tòa nhà hoặc cơ sở của bạn. Điều này giúp xác định các biện pháp bảo vệ và thực hiện kiểm tra định kỳ.

Lập kế hoạch sơ tán: Xây dựng kế hoạch sơ tán dự phòng và đảm bảo rằng tất cả mọi người trong tòa nhà hoặc khu vực của bạn biết cách thực hiện kế hoạch này.

Báo cáo và giám sát: Đảm bảo rằng có quy trình báo cáo sự cố cháy nổ và giám sát để đảm bảo tuân thủ các quy định PCCC.

Kiểm tra hiệu suất PCCC: Thực hiện các bài kiểm tra hiệu suất định kỳ cho hệ thống PCCC để đảm bảo rằng chúng hoạt động đúng cách.

Thiết kế an toàn PCCC cho công trình mới: Nếu bạn đang xây dựng một công trình mới, cần xem xét thiết kế PCCC để đảm bảo tính an toàn của tòa nhà.

Thẩm định PCCC: Trong một số trường hợp, cần phải có thẩm định PCCC từ các cơ quan chức năng để đảm bảo rằng tòa nhà hoặc cơ sở của bạn tuân thủ các quy định PCCC.

Quy trình trước khi thẩm duyệt PCCC

Hiểu một cách thông thường là việc xin thủ tục thẩm duyệt PCCC cũng giống như xin cấp giấy phép xây dựng nhà vậy. Viêc thực hiện thẩm duyệt theo một quy trình cụ thể mà chúng ta cần làm như sau.

Thứ nhất : Khi tiến hành xây dựng một hệ thống PCCC, chúng ta cần tìm một công ty chuyên nghiệp, có năng lực chuyên nghành. Có tư cách pháp nhân để tư vấn, khảo sát, thực hiện báo giá cho toàn bộ dự án phòng cháy
Thứ 2 : Căn cứ vào thực tế, quy mô công trình và yêu cầu của chủ đầu tư. Đơn vị thiết kế sẽ cho ra bản vẽ thiết kế phòng cháy chữa cháy phù hợp với toàn bộ công trình. Nó bám sát với bản thiết ế xây dựng của ông trình xây dựng
Thứ 3 : Khi nhận bản thiết kế thi công, thường thì đơn vị tư vấn sẽ làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước về an toàn PCCC. Để trình thẩm duyệt PCCC, trên phương diện bản vẽ xem có đúng, có đủ theo quy định của pháp luật về yêu cầu an toàn PCCC ?
Thứ 4 : Nếu thủ tục thẩm duyệt đạt yêu cầu thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ cấp chứng nhận thẩm duyệt PCCC đạt yêu cầu. Lúc đó chủ quản công trình sẽ mời thầu một số đơn vị chuyên về thi công PCCC để thực hiện công trình. Đơn vị tư vấn giám sát có thể được thuê tới giám sát thi công công trình họ đã thiết kế
Thứ 5 : Sau khi thi công xong thì chủ đầu tư sẽ lập hồ sơ đề nghị cơ quan an toàn PCCC nghiệm thu công trình đã thực hiện xong. Nếu đạt yêu cầu thì coi như đã hoàn thiện cơ bản về thi quy trình công phòng cháy chữa cháy

thẩm duyệt thiết kế PCCC-3

Quy trình thủ tục thẩm duyệt PCCC bao gồm

Dưới đây là mọi thủ tục và quy trình xin thẩm duyệt một dự án về phòng cháy chữa cháy tiêu chuẩn. Điều này mối nhà thầu xây dựng phòng cháy và chủ đầu tư nên nắm vững trước. Để chuẩn bị phối hợp với đơn vị xây dựng thì công sao cho nhịp nhàng

1. Thủ tục thẩm duyệt PCCC

Thẩm duyệt PCCC đối với những dự án, công trình được quy định tại Phụ lục IV/. Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ra ngày 31/7/2014 của Chính phủ. Cần nắm chắc quy định về thủ tục thẩm duyệt PCCC để thực hiện các bước đúng quy trình

2. Thời hạn giải quyết thẩm duyệt PCCC

- Dự án thiết kế PCCC quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc
- Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A. Không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C
- Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A. Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và C
- Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình. Không quá 05 ngày làm việc. Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

3. Đối tượng thực hiện thẩm duyệt PCCC

- Chủ đầu tư các dự án, công trình quy định tại phụ lục IV ban hành. kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 của Chính phủ. nhưng không thuộc đối tượng thực hiện thủ tục hành chính tại cấp Trung ương. và những dự án, công trình theo ủy quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

4. Cơ quan thực hiện thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

- Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh. là đơn vị có chức năng thẩm duyệt các dự án PCCC tại địa phương đó

5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính về thẩm duyệt PCCC

Giấy chứng nhận tham duyet PCCC và đóng dấu “ĐÃ THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY”. vào các bản vẽ hoặc văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy. đối với thiết kế cơ sở, dự án thiết kế quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình.

thẩm duyệt thiết kế PCCC

6. Lệ phí hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy

- Mức thu phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được xác định theo công thức sau:
- Phí thẩm duyệt =Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt x Mức thu
- Trong đó: Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt trong dự án.
- Mức thu được quy định tại các Biểu mức thu phí I, II kèm theo Thông tư số 150/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính. về “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy”.
- Trường hợp tổng mức đầu tư dự án có giá trị đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị dự án ghi trên Biểu mức thu phí I, II kèm theo Thông tư số 150/2014/TT-BTC. thì mức thu phí được tính theo công thức sau: Nit = Nib - {Nib – Nia x ( Git - Gib ) }Gia - Gib

Trong đó

- Nit là phí thẩm duyệt thiết kế PCCC của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: %).
- Git là quy mô giá trị của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt thiết kế (đơn vị tính: giá trị dự án).
- Gia là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm duyệt thiết kế (đơn vị tính: giá trị dự án).
- Gib là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm duyệt thiết kế (đơn vị tính: giá trị dự án).
- Nia là phí thẩm duyệt cho dự án thứ i tương ứng Gia (đơn vị tính: %).
- Nib là phí thẩm duyệt cho dự án thứ i tương ứng Gib (đơn vị tính: %).
- Mức thu phí thẩm duyệt phải nộp đối với một dự án được xác định theo hướng dẫn trên. có mức tối thiểu là 2.000.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
- Đối với trường hợp cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình. thì mức phí thẩm duyệt bằng 40% mức thu phí thẩm duyệt lần đầu.
- Đối với trường hợp dự án có thay đổi tổng vốn đầu tư. thì tính phí thẩm duyệt được xác định trên cơ sở phần vốn đầu tư bổ sung.

Thời điểm nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy

- Đối với dự án thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1:500: Thời gian nộp phí từ thời điểm nộp đủ hồ sơ đề nghị thẩm duyệt. đến khi cơ quan thẩm duyệt có văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy, theo giấy hẹn.

- Đối với hồ sơ thiết kế dự án, công trình:

- Đối với hồ sơ thiết kế dự án, công trình có 1 bước thiết kế. Người nộp phí phải nộp toàn bộ số phí thẩm duyệt trong thời gian từ thời điểm nộp đủ hồ sơ thiết kế. đến trước khi được cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; theo giấy hẹn.

Đối với hồ sơ thiết kế có từ 2 bước thiết kế trở lên. Người nộp phí phải nộp 30% số tiền phí thẩm duyệt phải nộp theo quy định. Trong thời gian kể từ khi nộp đủ hồ sơ thiết kế cơ sở đến trước khi cơ quan thẩm duyệt có văn bản trả lời. về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở. Nộp số tiền phí còn lại (70%) trong thời gian kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bản vẽ thi công). đến trước khi được cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, theo giấy hẹn.

tham duyet thiết kế PCCC-1

7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thẩm duyệt PCCC

Hồ sơ để thẩm duyệt PCCC gồm 02 bộ phải có xác nhận của Chủ đầu tư. Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo.

Cơ sở pháp lý thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

- Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 của Chính phủ .Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA, ngày 16/12/2014 của Bộ Công an. quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ;
- Thông tư số 150/2014/TT-BTC, ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính. về “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy”.

8. Hồ sơ gồm có thẩm duyệt PCCC

1/ Bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC & Chống sét (02 bộ bản chính)
2/ Giấy thuyết minh kỹ thuật (01 bộ bản chính)
3/ Giấy uỷ quyền (01 bộ bản chính)
3/ Đơn xin thẩm duyệt (01 bộ bản chính)
4/ Giấy phép kinh doanh (01 bộ photo)
5/ Giấy chứng nhận đầu tư (01 bộ photo)
6/ Hợp đồng thuê đất (01 bộ photo)
7/ Giấy quy hoạch .

Thẩm duyệt PCCC – quy trình thẩm duyệt hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy

PCCC Gia Phú chuyên làm thủ tục thi công thẩm duyệt PCCC

Khi xây dựng nhà xưởng , Khách sạn, Văn phòng, Nhà cho thuê , Bệnh viện Trường học , chung cư ..v..v... Bắt buộc phải có thiết kế hệ thống PCCC . PCCC GIA PHÚ trên 10 năm kinh nghiệm về thiết kế thẩm duyệt, bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy cho tất cả mọi công trình .Tư vấn thiết kế thẩm duyệt PCCC phải đúng pháp luật và tư vấn có lợi nhất cho chủ đầu tư . Với sự năng động, sáng tạo và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên của công ty cùng với sự hợp tác và tin cậy của khách hàng. Gia phú đang ngày càng vững mạnh, từng bước trở thành một công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế PCCC. 

Thẩm duyệt PCCC – quy trình thẩm duyệt hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy

Thẩm duyệt PCCC – quy trình thẩm duyệt hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy

Thẩm duyệt PCCC – quy trình thẩm duyệt hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy

Thẩm duyệt PCCC – quy trình thẩm duyệt hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy

 



Các tin khác